Ngày nay, trong thời kỳ công nghệ hóa hiện đại hóa, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, hệ thống thông tin nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng, ra đời nhằm quản lý và bảo mật thông tin. Vậy hệ thống thông tin là gì? Hệ thống thông tin có những cấp độ an toàn như thế nào? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
>>> Xem thêm: Danh sách cộng tác viên mới cập nhật [tổng hợp các nghề ctv 2023]
1. Hệ thống thông tin là gì?
Theo khoản 3, Điều 3 Luật an toàn thông tin mạng 2015 đã đưa ra định nghĩa về hệ thống thông tin như sau:
Hệ thống thông tin là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên mạng.
Nói theo một cách dễ hiểu, việc quản lý thông tin được thực hiện thông qua một hệ thống xây dựng bởi con người gọi là hệ thống thông tin.
Như vậy có thể hiểu, hệ thống thông tin là một tập hợp nhiều yếu tố được tích hợp và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nó đảm nhiệm vai trò cung cấp, thu thập, xử lý và trao đổi thông tin trên nền tảng mạng dữ liệu.
Nguồn lực được sử dụng trong hệ thống thông tin là con người và công nghệ. Sự kết hợp giữa các yếu tố này tạo nên một khối dữ liệu khổng lồ và xử lý, cấu thành các sản phẩm thông tin như một đầu ra của hệ thống thông tin.
Thông qua các hoạt động xử lý thông tin bao gồm: tiếp nhận, truyền, xử lý, lưu trữ, tìm kiếm, hiển thị thông tin; các nguồn dữ liệu nguyên bản thô sơ trở thành các sản phẩm thông tin hữu ích.
Hệ thống thông tin cho phép người dùng nhập dữ liệu vào hệ thống. Thông qua phần mềm, các dữ liệu đã được ghi nhớ sẽ trải qua quá trình xử lý như: phân tích, tính toán, sắp xếp,… thành các thông tin được lưu trữ theo hệ thống. Hệ thống thông tin cho phép người dùng có thể tìm kiếm, xem hoặc in ra các dữ liệu như biểu mẫu, thông báo, đồ thị, báo cáo,…
Vai trò quan trọng nhất của hệ thống thông tin là lưu trữ các thông tin dưới một hệ thống có các định dạng khác nhau, theo các tệp, file riêng biệt theo từng nội dung.
Bên cạnh việc thu thập và quản lý thông tin, hệ thống thông tin trở thành một bộ phận trọng yếu của bất kỳ một hệ thống tổ chức, doanh nghiệp nào. Nó nằm ở trung tâm của tổ chức, doanh nghiệp và là một tài sản vô hình, đem lại sự kết nối giữa tổ chức với môi trường bên ngoài xã hội. Đồng thời, nó cũng đem lại hiệu quả cho hoạt động quản lý cho tổ chức doanh nghiệp.
Các loại hệ thống thông tin thường thấy có thể kể đến hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống thông tin điều hành,…
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng tại Hà Nội thực hiện dịch vụ công chứng tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và Chủ nhật.
2. Hệ thống thông tin được phân loại theo cấp độ an toàn như thế nào?
Hệ thống thông tin là kho tàng dữ liệu khổng lồ, nó cần được đảm bảo an toàn và bảo mật tối đa. Việc phân loại cấp độ an toàn của hệ thống thông tin là vô cùng quan trọng nhằm bảo vệ, bảo mật hệ thống thông tin.
Cấp độ an toàn của hệ thống thông tin phân loại theo các cấp độ được quy định rõ tại Điều 21, Mục 3 Luật an ninh mạng 2015 như sau:
- Cấp độ 1 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nhưng không làm tổn hại tới lợi ích công cộng, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Cấp độ 2 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc làm tổn hại tới lợi ích công cộng nhưng không làm tổn hại tới trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia
- Cấp độ 3 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới sản xuất, lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại tới quốc phòng, an ninh quốc gia
- Cấp độ 4 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia
- Cấp độ 5 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia
>>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
3. Các biện pháp bảo vệ an toàn hệ thống thông tin là gì?
Theo Luật an ninh mạng 2015, 4 biện pháp để bảo vệ an toàn hệ thống thông tin như sau:
- Ban hành quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành, sử dụng, nâng cấp, hủy bỏ hệ thống thông tin.
- Áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng để phòng, chống nguy cơ, khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng.
- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định và đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý và kỹ thuật được áp dụng.
- Giám sát an toàn hệ thống thông tin.
Bảo vệ an toàn hệ thống thông tin khỏi những hiểm họa an ninh mạng là sự cần thiết, cấp bách, là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp, tổ chức, chính phủ và nhà nước. Dựa theo các biện pháp được nêu trong Luật an ninh mạng, mỗi cơ quan, tổ chức sẽ triển khai các cách thức bảo vệ an toàn hệ thống thông tin khác nhau.
Trước tiên, cần phải giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ sự an toàn của hệ thống thông tin của cán bộ, công nhân viên, người lao động, người sử dụng hệ thống thông tin. Thông qua các hoạt động tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm giúp người sử dụng được các bị các kỹ thuật an toàn, biện pháp phòng ngừa và tránh xa các phần mềm độc hại.
Đảm bảo an toàn hệ thống thông tin được thể hiện qua việc bảo vệ các thành phần của hệ thống thông tin, đặc biệt là phần cứng. Phần cứng được coi là thành phần hữu hình cần bảo vệ trước nguy cơ như mất trộm, cháy nổ,… Các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm, nguồn điện, điện áp,… để đảm bảo phần cứng được hoạt động bình thường.
Người dùng phải được trao quyền, có phận sự mới có thể truy cập được vào hệ thống thông tin.
Các nhà quản lý hệ thống thông tin đưa ra các biện pháp như: nhận dạng và xác thực, ủy quyền và kiểm soát truy cập để xác định những truy cập bất thường. Từ đó kịp thời phát hiện, và ngăn chặn sự truy cập bất thường, mối đe dọa của việc đánh cắp dữ liệu, thông tin.
Bên cạnh đó, tổ chức, doanh nghiệp cần việc xây dựng, củng cố hệ thống mạng lưới, hệ thống thông tin theo các mô hình tiêu chuẩn. Có sự phân chia rõ ràng về quyền truy cập nhất định cho từng đối tượng như người sử dụng nội bộ (cán bộ, công nhân viên, người quản trị, nhà quản lý của tổ chức, doanh nghiệp); người bên ngoài khai thác hệ thống (là tất cả những người không thuộc nội bộ của công ty, tổ chức).
Trước nguy cơ hệ thống thông tin bị tấn công, người quản lý cần mã hóa thông tin, dữ liệu. Việc mã hóa thông tin có thể hỗ trợ việc bảo mật thông tin. Trong trường hợp thông tin bị đánh cắp đã được mã hóa, những thông tin đó sẽ trở nên vô nghĩa, và không thể sử dụng, khai thác. Các kỹ thuật mã hóa thông tin như giấu tin, thủy vân số,chữ ký số, ký tự đặc biệt,… sẽ giúp bảo vệ hệ thống thông tin trong quá trình lưu thông, phát hành và truyền tin
Chậm trễ trong việc cập nhật thông tin, phần mềm sẽ làm suy yếu hệ thống thông tin. Vì vậy, các nhà quản lý cần thường xuyên cập nhật phần mềm, hệ điều hành từ các nguồn tin cậy nhằm kịp thời phát hiện những lỗ hổng, sơ suất của hệ thống thông tin.
Trước nguy cơ tấn công dữ liệu qua thư điện tử, người dùng cần thận trọng khi nhận được thư điện tử lạ, có dấu hiệu khả nghi, không nên mở bất kỳ thư điện tử, tệp đính kèm nào được gửi từ địa chỉ xa lạ, không biết rõ hoặc không tin tưởng. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần cẩn trọng, tìm hiểu kỹ những tệp tin, thông tin từ các địa chỉ không rõ nguồn gốc về thiết bị máy tính của mình.
>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ uy tín tại Hà Nội
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hệ thống thông tin là gì, giúp bạn đọc nắm rõ về cấp độ an toàn của hệ thống thông tin. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xem thêm từ khoá tìm kiếm:
>>> Công chứng di chúc tài sản cần lưu ý giấy tờ gì?
>>> Hướng dẫn tính phí công chứng di chúc sổ tiết kiệm tại ngân hàng nhà nước.
>>> Phí công chứng sơ yếu lý lịch tại Văn phòng công chứng là bao nhiêu tiền?
>>> Top 3 văn phòng công chứng uy tín nhất quận Hoàn Kiếm Hà Nội
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch